GAME GIÁO DỤC- MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Game giáo dục là các trò chơi, dưới dạng phần mềm chạy trên máy vi tính, giúp trẻ phát triển toàn diện. Game. Mỗi game bao gồm nhiều trò chơi nhỏ đơn giản & vui nhộn khác nhau, mỗi trò chơi nhỏ đó tập trung vào 1 đề tài giáo dục, nhằm xây dựng nền tảng kiến thức & phát triển khả năng nhận thức, trí thông minh của bé. Màu sắc, hình ảnh, âm nhạc trong các game rất tuyệt, rất hấp dẫn, trong game bé lại đóng vai trò chủ động, cho nên các bé thường rất say mê các game này.
Game được chia thành các cấp độ khác nhau phù hợp với lứa tuổi của bé : Baby, Toddler, Kindergarten, Preschool. Đối với các bé tiểu học thì có thể tập trung vào các nội dung cụ thẻ như : văn học, toán học, âm nhạc, kỹ năng đọc ...vv
Một số lợi ích
1. Các game không chỉ giúp bé làm quen tiếng Anh mà còn giúp phát triển kiến thức về tự nhiên, xã hội như màu sắc, hình thể, thiên nhiên, thú vật, âm nhạc, vật dụng xung quanh ... các bé lớn một chút thì học từ vựng, phép toán, luyện đọc qua Karaoke...bé cũng có thể học được nhiều bài hát rất hay
2. Game giúp luyện kỹ năng như quan sát, ghi nhớ, phân tích, tư duy ...Thông qua các bước trong trò chơi, bé sẽ có cơ hội vận động suy nghĩ.
3. Bé cũng học cách phối hợp đội nhóm, cách tổ chức công việc, cách phân công công việc, cách giới thiệu bản thân nhằm tạo sự tự tin.
4. Giúp bé thư giãn vì nhạc trong game rất hay
5. Giúp bé sử dụng thời gian vui chơi hữu ích, vừa chơi mà vừa học, vì đây là loại game giáo dục - learning game
Điểm bất lợi :
1. Bé tiếp xúc nhiều với máy vi tính, do đó cần có chế độ kiểm soát phù hợp
2. Bé thích rồi thì rất khó hạn chế về thời lượng, do đó, cũng có không ít khó khăn cho bố mẹ trong vấn đề kiểm soát thời lượng và phân chia thời khóa biểu học-chơi (về nguyên tắc, việc này có thể làm được, nhưng trong thực tế thì không phải dễ làm )
3. Bố mẹ cần chơi cùng với bé hoặc theo sát bé để giúp bé chơi-học một cách có hiệu quả --> Ít nhiều ảnh hưởng đến thời gian của bé mẹ.
4. Cần cài đặt game trên máy.
Nhưng "tất cả vì con em chúng ta", có lẽ các bố mẹ sẽ giải quyết được ngay các điểm bất lợi này.
Một số điểm lưu ý :
1. Nên cho bé chơi theo cấp độ : Baby --> Toddler --> kindergarten --> Preschool ...vv, phụ thuộc vào độ tuổi của bé, để bé không cảm thấy quá khó chơi mà trở nên nản lòng. Ngoài ra, chơi đúng cấp độ sẽ giúp bé học kiến thức phù hợp với lứa tuổi.
2. Bố mẹ nên chơi trước 1 lần vì các hướng dẫn bằng tiếng Anh, cần tìm hiểu cách chơi, đến khi bé chơi thì bố mẹ có thể hướng dẫn ngay. Lần đầu bé chơi, mình không tìm hiểu trước, nên mất nhiều thời gian "lò mò" cách chơi, bé ngồi bên cạnh chờ lâu quá nên chán bỏ đi. sau đó, mình phải bỏ thời gian ra xem lại các đĩa rồi mới bắt đầu cho bé chơi lại.
3. Cần kiểm soát thời gian chơi (chỉ nên chơi khoảng 30 phút/lần) & tư thế ngồi máy (đôi khi bé chơi mải mê mà dí sát vô màn hình hay ngồi không ngay ngắn) kẻo ảnh hưởng đến mắt và lưng.
4. Nếu được, bố mẹ nên chơi cùng con để giải thích thêm cho bé về kiến thức, từ vựng tiếng anh, hướng bé vào đủ các trò chơi trong 1 game để học được đầy đủ (vì có khi bé chỉ thích 1,2 trò chơi/đĩa, nên chỉ chơi 1,2 trò đó thôi, rồi đổi đĩa khác và cũng chỉ chơi 1, 2 trò đó - cũng có thể do bé không biết chơi các trò khác nên chỉ quanh quẩn 1, 2 trò đơn giản dễ chơi
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ