Đĩa học anh văn cho bé mẫu giáo và tiểu học

liên hệ: Y!M papachic2002 email:papachic2002@yahoo.com ĐT: 063.3515269 Giao hàng tận nơi trong thành phố Đà Lạt

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NUÔI DẠY BÉ 2 TUỔI THÀNH NGƯỜI TỐT

Cảm thông, rộng lượng, trung thực, trách nhiệm và tôn trọng người khác là những đức tính mà bạn cần dạy cho con bạn để trở thành một người tốt. Đó là một nhiệm vụ không dễ dàng. Nhưng tất cả những giá trị đó đều bắt đầu từ cách cư xử của bạn. Dưới đây là 5 đức tính mà bạn cần dạy con bạn để bé trở thành người thật tốt:
1-Dạy bé cảm thông: Bạn hãy giúp con bạn hiểu cảm xúc của người khác, tìm hiểu cách tốt nhất mà bạn có thể làm khi bé thất vọng và nghiên cứu 5 bí quyết khác để dạy con bạn cảm thông.
2-Dạy bé rộng lượng: Có 8 cách mà bạn có thể chỉ cho con bạn rộng lượng.
3-Dạy bé trung thực: Khi bạn thể hiện cho bé thấy rằng bạn tin tưởng bé ngay từ khi còn nhỏ và tính trung thực rất quan trọng đối với bạn, thì bạn sẽ giúp bé trở thành người trung thực.
4-Dạy bé tinh thần trách nhiệm: Để bé thấm nhuần về khái niệm tinh thần trách nhiệm, bạn cần thảo luận với bé để: Lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi của bé, thiết lập các thói quen hàng ngày, và lập ra một hệ thống để theo dõi thành công của bé.
5-Dạy bé tôn trọng người khác: Tất cả trẻ con đều thử các giới hạn của cha mẹ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể dạy bé tôn trọng người khác. Bắt đầu dạy bé từ những điều cơ bản (như nói “Xin lỗi” hoặc “Cám ơn”).

1-DẠY BÉ 2 TUỔI BIẾT CẢM THÔNG
Bạn mong đợi điều gì ở lứa tuổi này?
Khi mới sinh, con người đã có khả năng cảm thông với người khác, ít nhất là ở một chừng mực nào đó: Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi một em bé sơ sinh khóc, thì một số bé sơ sinh khóc theo, các bé đó sẽ có khả năng cảm thông nhất. (Do đó, hãy can đảm thử để em bé khóc vài phút trước mặt bé ở tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi, để bé có thể khóc theo em.) Mặc dù vậy, như tất cả các bạn đều biết, bé 2 tuổi không vị tha và rộng lượng. Bác sĩ chuyên khoa về vấn đề trẻ em và là đồng tác giả của cuốn Positive Discipline for Preschoolers, ông Jane Nelsen nói rằng “Các bé 2 tuổi chưa đủ khả năng để hiểu khái niệm cảm thông. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không dạy bé hiểu khái niệm đó. Ví dụ, nếu con bạn đánh người khác, bạn có thể nói với bé: “Người khác sẽ đau khi con đánh họ. Điều đó không dễ chịu chút nào. Con cảm thấy thế nào khi người khác đánh con.” Tuy những từ bạn nói có tác dụng - nhưng nó chỉ có tác dụng trong một lúc thôi. Muốn bé hiểu khái niệm cảm thông, bạn cần kiên trì dạy bé trong một thời gian dài.
Bạn có thể làm gì?
Gắn tên cho hành vi của bé. Bắt đầu bằng cách đặt tên cho hành vi của con bạn, qua đó bé có thể nhận biết các cảm xúc. Khi bé hôn vào ngón tay đau của bạn thì hãy nói “ồ, con tốt bụng quá”. Qua hành động của bạn, bé sẽ thấy rằng bạn thừa nhận và đánh giá cao sự thông cảm của bé. Bé cũng cần nhận ra các cảm xúc tiêu cực, do đó hãy bình tĩnh chỉ ra các cảm xúc đó khi bé ít căng thẳng hơn. Bạn thử nói với bé “Em sẽ buồn khi con chiếm đồ chơi của em. Con làm gì để em con vui hơn?”
Khen gợi hành vi cảm thông. Khi con bạn có những hành động tốt, bạn hãy nói rằng bé đã cư xử đúng và càng cụ thể càng tốt: “Con rất hào phóng khi cho em mượn con gấu của con! Điều đó làm em vui. Con có thấy em đang cười không?”
Khuyến khích bé nói về các cảm xúc của bé và của bạn. Lăng nghe để bé biết rằng bạn quan tâm đến các cảm xúc của bé. Hãy nhìn vào mắt bé khi bé nói chuyện với bạn, và diễn giải những gì bé nói. Khi bé hét lên vui sướng thì bạn có thể trả lời rằng “ồ, ngày hôm nay con đang cảm thấy vui sướng.” Có thể bé chưa biết nói cho bạn biết lý do tại sao, nhưng bé sẽ thể hiện cảm giác vui sướng. Tương tự như vậy, bạn chia sẻ cảm xúc của chính bạn: “Mẹ cảm thấy buồn khi con đánh mẹ. Chúng ta hãy nghĩ đến những cách khác mà con có thể nói cho mẹ biết là con không muốn đi đôi giầy đó nhé.” Bé sẽ hiểu rằng hành động của bé ảnh hưởng đến người khác.
Chỉ ra hành vi tốt của người khác. Dạy con bạn chú ý đến hành động tốt bụng của người khác. Nói chuyện với bé “Con có nhớ người phụ nữ ở của hàng tạp hoá đã giúp chúng ta nhặt thực phẩm khi mẹ làm rơi túi không? Cô ấy rất tốt với chúng ta, và cô ấy giúp mẹ vui hơn.” Bằng cách đó, bạn đã giúp con bạn hiểu rằng hành động của người này ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Giúp bé hiểu biết qua sách, bạn thử hỏi xem bé nghĩ gì về cảm xúc của con chó con bị lạc trong truyện như thế nào, hoặc hỏi bé tại sao cô bé trong truyện đang cười. Bạn chia sẻ với con bạn cảm xúc của mình nếu bạn là một trong những nhân vật đó, và xem bé sẽ phản ứng như thế nào. Những cuộc thảo luận như vậy sẽ giúp bé hiểu cảm xúc của người khác và liên hệ với cảm xúc chính bé.
Dạy bé những phép lịch sự cơ bản. Cư xử tốt là một cách vững chắc để bé quan tâm và tôn trọng người khác. Ngay khi con bạn có thể diễn đạt bằng lời, bé đã có thể nói “Xin mời” và “Cảm ơn”. Có nghĩa là bạn cần sẵn sàng hơn khi bé yêu cầu lịch sự, và bạn không thích bé ra lệnh cho bạn. Tất nhiên, lịch sự với bé đáng giá bằng một nghìn nguyên tắc và lời giải thích. Bạn hãy thường xuyên nói “Xin mời” và “Cảm ơn” với con bạn và với người khác, và bé sẽ hiểu rằng những từ đó là một phần của giao tiếp ở nhà và nơi công cộng.
Đừng giận dữ để điều khiển con bạn. Bạn rất dễ giận dữ khi bé đánh em, bạn cố gắng đừng giận để điều khiển cách cư xử của bé. Chỉ dẫn và đưa ra ví dụ sẽ có hiệu quả hơn nhiều, đặc biệt là với bé ở lứa tuổi này. Theo nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn Twenty Teachable Virtues , ông Jerry L. Wyckoff nói: “Khi bạn nói với bé ‘Mẹ đang phát điên lên với con đây’ thì bé sẽ chấm dứt và rút lui. Thay vì vậy, bạn hãy chỉ dẫn con bạn cảm thông. Bình tĩnh sẽ tốt hơn giận dữ. Sau đó bạn nói rõ ràng rằng ‘Mẹ biết con giận, nhưng con không được đánh em. Điều đó sẽ làm em đau và làm mẹ buồn. Mong con vui lòng xin lỗi em con.”
Giao việc nhỏ. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng các bé học hỏi tinh thần trách nhiệm cũng có thể học tinh thần vị tha và quan tâm đến người khác. Bé 2 tuổi thích làm các nhiệm vụ nhỏ và một số việc như cho thú nuôi ăn, công việc này dạy bé cảm thông, nhất là khi bạn khen bé làm tốt: “Hãy nhìn con chó đang vẫy đuôi này! Con rất tốt với nó. Nó đang vui vì con cho nó ăn đấy.”
Nêu gương tốt. Các hành động ân cần và từ thiện của bạn là cách rất tốt để dạy con bạn cảm thông. Cho bé cùng đi khi bạn mang biếu người hàng xóm đang ốm hoặc một người bạn mới sinh em bé một bữa ăn. Hãy cùng bé đóng gói quần áo để mang chúng đến hội từ thiện địa phương. Bạn có thể giải thích đơn giản rằng một số người ốm không có đủ thực phẩm và quần áo, do đó chúng ta cần giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.

2-DẠY BÉ 2 TUỔI BIẾT RỘNG LƯỢNG (HÀO PHÓNG)
Bạn mong đợi gì ở bé?
Đối với bé 2 tuổi, hào phóng có nghĩa là chia sẻ - điều mà bé không muốn làm nhất. Niềm vui của bé hai tuổi thường dựa vào đồ chơi và quyền sở hữu các đồ chơi đó, chứ không phải là chia sẻ đồ chơi để người khác vui. Theo tác giả cuốn How to Say It to Your Kids, nhà tâm lý học Paul Coleman nói: “Chúng ta nghĩ rằng đồ chơi chỉ là một chú lính chì nhỏ hoặc chỉ là một con búp bê, nhưng đối với bé, chúng là tất cả.” Mặc dù một bé ở tuổi tập đi (từ 1 đến 3 tuổi) có thể tập chia sẻ sớm ngay từ sớm, có nghĩa là bé sẽ để các bạn nhìn và sờ vào một thứ quý báu của bé, nhưng bé vẫn nắm chắc trong tay. Mặc dù, bé không nhường đồ chơi, nhưng bạn cần khen ngợi và thừa nhận khi bé vui lòng khoe đồ chơi với bạn bè.
Bạn có thể làm gì?
Biểu lộ tính hào phóng. Dạy bé bằng cách nêu gương để bé noi theo là cách hiệu quả nhất chi phối cách cư xử của bé. Do đó, trong bữa ăn trưa, bạn hãy bảo con bạn “Con có muốn cắn một miếng bánh của mẹ không? Để mẹ chia nó cho con nhé.” Chia sẻ một hoạt động vui vẻ cũng gây ấn tượng: “Mẹ sắp tưới vườn - hãy đến đây cùng lắp ống nước với mẹ.” Bạn hãy dùng nhiều lần cụm từ “chia sẻ”, chẳng bao lâu bé sẽ hiểu được ý nghĩa của cụm từ đó.
Thảo luận về mong muốn và nhu cầu của người khác. Tác giả cuốn Golden Rules: The Ten Ethical Values Parents Need to Teach Their Children, giáo sĩ Wayne Dosick nói: “Bạn hãy giúp con hoà nhập vào xã hội để tự bé thấy một thế giới lớn hơn”. Do đó khi con bạn muốn một hộp sữa sô cô la ở cửa hàng tạp hoá, thì bạn có thể trả lời “Được thôi, đó là thứ mà con thích. Nào, con nghĩ bố con thích gì? Chúng ta sẽ mang cái gì về để chiêu đãi bố con nào?”. Dosick nói: “Bạn không cần phải nói ‘Này, con đừng ích kỷ như thế!’. Thay vào đó bạn hãy dịu dàng nói với bé ‘Con hãy nhận ra nhu cầu của người khác nữa.’”
Khen ngợi bé nhiều. Bất cứ khi nào con bạn chia sẻ, thì bạn hãy nói với bé rằng điều đó làm bạn vui như thế nào. “Con rất tuyệt khi con chia sẻ chiếc ô tô tải mới của con với mẹ!” hoặc bạn có thể nói “Mẹ rất vui khi con chia sẻ các khối gỗ của con cho em bé. Em bé cũng vui lắm.” Bé sẽ tự hào vì bé làm bạn hài lòng và cách cư xử hào phóng sẽ đến với bé tự nhiên hơn.
Để riêng một số đồ chơi. Chia sẻ mọi thứ quả là không dễ dàng. Xét cho cùng, bạn không muốn hàng xóm của bạn lái chiếc xe mới của bạn. Con bạn có thể học cách chia sẻ dễ dàng hơn nếu biết rằng một số thứ bé yêu thích là chỉ dành riêng cho bé. Nếu bạn bè đến và con bạn đặc biệt thích con gấu mới của bé thì bạn hãy sẵn sàng để bé giấu nó đi. Bạn hãy bảo với bé rằng bé không phải chia sẻ con gấu đó bởi vì nó đặc biệt, nhưng bạn cần giải thích rằng tất cả các đồ chơi khác của bé là để cả hai bạn cùng chơi.
Tránh trừng phạt bé. Đừng trừng phạt khi bé không chia sẻ đồ chơi bởi vì sở hữu đồ chơi là điều hoàn toàn bình thường với bé 2 tuổi. Chỉ cần nhẹ nhàng cho bé hiểu rằng điều đó làm bạn thất vọng: “Con không chia sẻ chiếc xe tải của con với bạn là điều rất xấu. Lần sau, con hãy chia sẻ với bạn nhé.” Bạn hãy cẩn thận tránh đôi co với cách cư xử của bé.
Hãy để con bạn học từ bạn bè. Để bạn bè của bé làm gương là cách học chia sẻ đồ chơi tốt nhất. Cố gắng đừng dính dáng đến mọi cuộc tranh giành đồ chơi; cuối cùng thì bé sẽ học được cách dàn xếp khi bé nhận thấy rằng cách cư xử ích kỷ sẽ xua đuổi các bạn cùng chơi.
Tìm hiểu nguyên nhân ẩn đằng sau tính keo kiệt của bé. Nếu chia sẻ vẫn là một chướng ngại vật đối với con bạn, thì bạn hãy kiểm ra các vấn đề khác trong cuộc sống của bé. Có phải gia đình bạn vừa mới chuyển đến chỗ ở mới? Có phải bé mới bắt đầu đi mẫu giáo hoặc có phải con thú cưng của bé mới chết? Đôi khi, bé sẽ phản ứng với sự thay đổi bằng cách giữ chặt vật sở hữu yêu thích hơn. Trong trường hợp này, bé cầm một thứ nào đó bởi vì bé cần một lớp vỏ an toàn hơn. Bạn đừng thất bại. Hãy để cho bé có thời gian ổn định và để dành bài học chia sẻ.

3-DẠY BÉ 2 TUỔI BIẾT TRUNG THỰC
Bạn mong đợi gì ở bé 2 tuổi?
Với bé 2 tuổi, ranh giới giữa nói thật và nói dối không rõ ràng. Trước 3 hoặc 4 tuổi, con bạn chưa có khả năng hiểu được khái niệm nói thật – do đó bé vẫn chưa hiểu nói dối là gì. Khi bé hiểu trách nhiệm về cách cư xử của bé, thì bé vẫn chưa thực sự hiểu trách nhiệm khi bé nói dối bởi vì bé chưa hiểu nói dối là gì. Trong thời kỳ tập đi, trí tưởng tượng bao trùm và mơ tưởng đóng vai trò nổi bật. Nếu điều đó xảy ra trong trong tưởng tượng, nó sẽ trở thành thực tế đối với bé. Khi bé không chịu thừa nhận rằng mình đã bẻ chân của chú một chú lính chì, mặc dù bạn bắt gặp bé làm điều đó, thì đó là bé đang mơ tưởng và một phần là do sợ hãi. Bé nghĩ rằng bạn sẽ giận bởi vì bé làm điều đó, và ngay lúc này bé mong là bé đã không làm như vậy. ở lứa tuổi này, Giúp bé nhận ra lỗi lầm khi đập vỡ đồ chơi của em trai quan trọng hơn việc bắt bé thú nhận.
Bạn có thể làm được gì?
Tránh hỏi các câu hỏi khi bạn biết chính xác câu trả lời. Ngay cả với các bé ở tuổi tập đi, bạn không nên tạo ra một tình huống để cuối cùng khuyến khích bé nói rối. Tuy nhiên, khi nhìn thấy một nét vẽ nghuệch ngoạc trên tường, tất cả chúng ta đều có xu hướng quay sang bé và giận dữ hỏi: “Con đã vẽ lên tường có phải không?” Có thể con bạn sẽ trả lời “Không”, mặc dù bé vẫn nắm chặt sáp màu trong tay, bởi vì bé sợ bạn nổi giận khi bé nói “Vâng”. Theo bác sĩ gia đình và là đồng tác giả của cuốn Discipline Without Shouting or Spanking, ông Jery L.Wyckoff nói rằng: “Thay vì vậy, bạn hãy thử nói ‘Mẹ rất tiếc vì điều này đã xảy ra. Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng rửa bức tường nhé.’ Sau đó lấy một xô nước, một miếng bọt biển và bắt đầu cọ rửa, bạn hướng dẫn bé giúp bạn. Khi bạn làm việc này, bé sẽ sở hữu bức tường và bé nghĩ ‘Đây là bức tường của chung và chúng ta muốn giữ cho nó sạch sẽ!’ Bạn không giận dữ sẽ khiến bé nói thật và bé sẽ hiểu về tinh thần trách nhiệm.” (Tuy nhiên, bạn đừng ngạc nhiên nếu ngày hôm sau bé lại vẽ lên tường. Nếu việc đó xảy ra, bạn lại để cho bé lau sạch – không giống với cha mẹ, các bé coi công việc là một trò chơi thú vị.)
Khen ngợi bé. Bạn hãy khen bé nếu con bạn thú nhận khi bé đã làm sai một điều gì đó (“Mẹ cảm ơn vì con đã nói thật với mẹ! Mẹ biết điều đó rất khó khăn đối với con.”), và sau đó giải quyết theo tuỳ tình huống. Nếu bạn tức giận và trừng phạt bé thì lần sau tại sao bé lại phải nói thật với bạn?
Nêu gương tốt. Cách tốt nhất để dạy bé trung thực là hãy thực hiện những lời hứa của bạn. Nếu bạn nói với con bạn “Chúng ta sẽ đi công viên sau bữa ăn trưa” thì sau đó bạn phải dẫn bé đi – hoặc tránh hứa những lời hứa mà bạn sẽ khó thực hiện được.
Để bé mơ mộng. Khi đứa con lớn của bạn học múa ba lê, thì đứa con 2 tuổi của bạn hùng hồn tuyên bố “Con cũng học múa ba lê ở trường con.” Bạn biết là bé chỉ cố gắng bắt chước anh (chị) của bé, do đó, thay vì giải thích tầm quan trọng của việc nói thật, bạn chỉ trả lời đơn giản “Thật vậy sao?” và để cho bé nói thêm về điều này. Nếu con lớn của bạn ngăn cản điều đó, thì bạn hãy nhắc rằng bạn cũng thích những mơ mộng khi bé bằng tuổi em bây giờ.

4-DẠY BÉ 2 TUỔI VỀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM
Bạn mong đợi điều gì ở bé 2 tuổi?
Một bé 2 tuổi chưa sẵn sàng tập trung vào những thứ tốt hơn hoặc chưa hiểu được vai trò của bé trong gia đình (tuy nhiên bé biết rằng bé là trung tâm của vũ trụ!). Bé cũng không sẵn sàng làm những công việc phức tạp hoặc chưa sẵn sàng duy trì thời gian biểu của bé. Nhưng bé cũng muốn mình bận rộn và quan trọng như bạn. Do đó, bạn đừng mắng bé nếu con bạn luôn quanh quẩn dưới chân trong khi bạn đang cố gắng làm mọi việc. Mong muốn của bé là cơ sở của cách cư xử, điều đó giúp bé trở thành một người có tinh thần trách nhiệm.
Bạn có thể làm gì?
Bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản. Bé sẽ không thể hoàn thành những nhiệm vụ quá khó. Bạn hãy bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản: Bé có thể ném rác vào thùng rác, cho mèo ăn hoặc tưới cây. Nhiệm vụ bao gồm nhiều bước nhỏ phù hợp với các bé ở lứa tuổi này. Bé sẽ nản lòng khi bạn yêu cầu bé dọn dẹp phòng (bởi vì có hàng tá công việc trong khi thu dọn phòng). Thay vì vậy, bạn hãy yêu cầu bé “Con hãy đặt giầy của con lên giá.” Bạn sẽ ngạc nhiên bởi vì bé hãnh diện và độc lập hơn rất nhiều khi bé hoàn thành những việc đơn giản.
Nêu gương và hướng dẫn. Cách tốt nhất và có lẽ cũng là cách khó khăn nhất để bé thấm nhuần khái niệm về tinh thần trách nhiệm là hãy nêu gương và có trách nhiệm với chính những công việc của bạn - như đặt chìa khoá xe đúng chỗ thay vì để chúng lên bàn ăn hoặc xếp gọn gàng tạp chí của bạn thay vì vứt lung tung trên ghế. Ngoài ra, bạn có thể khuyến khích con bạn qua việc hướng dẫn cách hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản của bé. Bé sẽ bối rối khi bạn nói với bé rằng “Nào, con hãy giúp mẹ gấp quần áo nhé”, thay vì vậy bạn hãy bảo bé “Con xem mẹ cất những đôi tất và những chiếc quần lót vào ngăn quần áo nhé. Con có muốn giúp mẹ làm việc này không?” Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để dạy bé 2 tuổi thực hiện một nhiệm vụ, thì nhiệm vụ đó quá phức tạp đối với bé.
Hãy biến công việc thành trò chơi. Bạn hãy học tập những bữa tiệc tổ chức trong ngôi nhà dựng tạm đơn giản: cả làng giúp đỡ một gia đình dựng lên ngôi nhà đơn sơ, sau đó tất cả mọi người cùng chia sẻ bữa tiệc. Tất cả chúng ta đều thích làm việc khi chúng ta vui vẻ. Con bạn vui khi bé cùng làm việc với bạn, bé chưa coi công việc gấp quần áo là một nhiệm vụ - điều đó sẽ giúp bé vui vẻ cởi những bộ quần áo lông ấm áp và xếp chúng vào rổ. Hãy để bé lãnh đạo và nhảy nhót trong khi cùng bạn phủi bụi trên áo, hoặc thi xem ai xếp được nhiều quần áo nhất.
Thiết lập các công việc thường lệ. Con bạn sẽ học hỏi tinh thần trách nhiệm dễ dàng hơn nếu bạn sớm sắp đặt các công việc hàng ngày. Hãy để bé biết rằng bé luôn phải đặt bát của bé vào chậu rửa sau bữa sáng, và giúp bạn nhặt các đồ chơi trong chậu sau khi tắm xong. Bé sẽ nhận thấy rằng các công việc vặt là một phần trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyên tắc của Bà. Theo tác giả của cuốn Twenty Teachable Virtues, tiến sĩ tâm lý Jerry Wyckoff đề nghị dùng “nguyên tắc của Bà” để dạy tinh thần trách nhiệm cho các bé ở tuổi tập đi. “Trong gia đình bạn, ‘nguyên tắc của Bà’ tạo ra những luật lệ mà mọi người đều phải tuân theo. Do đó, thay vì đưa ra một tối hậu thư (“Nếu con không làm cái này thì con sẽ không được làm cái kia”), nguyên tắc của Bà là ‘Khi con làm xong những gì phải làm thì con sẽ được làm những gì mà con muốn làm’.” Nếu con bạn đòi ăn bánh, bạn hãy trả lời bé “Khi nào con ngồi vào bàn ăn thì mẹ sẽ lấy một cái bánh cho con.” Mặt khác, khi bạn đưa ra tối hậu thứ “Nếu con dọn dẹp đồ chơi của con thì mẹ sẽ chiêu đãi con”, có nghĩa là bạn hối lộ cho những hành động bình thường của bé - điều này sẽ làm tăng khả năng bé quyết định rằng bé vẫn có thể sống mà không cần buổi chiêu đãi đó, do đó bé sẽ không dọn dẹp đồ chơi của bé.
Cho bé thời gian. Bạn dễ bị xúi giục để cầm lấy bát của con bạn, rồi tự mình đặt nó vào chậu rửa. Bạn hãy thử chống lại ham muốn này. Thay vì vậy, hãy tập trung vào các cố gắng của con bạn nhiều hơn là tập trung vào kết quả của công việc hiện tại. Có thể bé chưa thể hoàn thành một công việc, nhưng phê bình bé hoặc tham gia vào các công việc của bé chỉ làm giảm mong muốn giúp đỡ bạn mà thôi. (Và bạn hãy nhớ rằng luyện tập sẽ giúp bé hoàn thiện.) Bạn cố động viên bé “Con đã dọn dẹp bát đĩa của con thật tốt. Mặc dù vậy, mẹ thích con đặt những chiếc đĩa bẩn của con vào chậu rửa chứ không phải đặt chúng lên giá.”
Khuyến khích. ủng hộ tích cực sẽ giúp con bạn hiểu rằng các cố gắng của bé quan trọng và bạn đánh giá cao các cố gắng ấy. Bạn khen ngợi bé: “Con cho thức ăn của con Minu vào đúng chỗ rồi đấy” hơn là chỉ khen bé “Thật tuyệt!” Khi đánh giá, bạn phải chỉ ra chính xác những cố gắng của bé đã giúp đỡ người khác: “Bây giờ con đã đặt các thìa lên bàn, tất cả chúng ta có thể ăn tối. Nào, chúng ta cùng ngồi xuống!”

5-DẠY BÉ 2 TUỔI BIẾT LỄ PHÉP (TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC)
Bạn mong đợi gì ở bé 2 tuổi?
Cố gắng tìm thái độ lễ phép ở bé 2 tuổi là vô ích. Bởi vì, các kỹ năng ngôn ngữ của bé đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, khi bạn nói đã đến giờ đi ngủ thì bé chưa biết nói “Mẹ ơi, con vẫn thích chơi với những chiếc xe tải của con và con tự hỏi liệu chúng ta có thể thương lượng để con chơi thêm 5 phút nữa được không?” nên bé sẽ phớt lờ bạn, lè lưỡi hoặc hét lên “Con ghét mẹ!” Điều này không có nghĩa là bé viện cớ – mà chỉ là bé còn nhỏ và bạn phải mất nhiều năm dạy dỗ nhất quán và cho bé thực hành các thói quen lễ phép.
Bạn có thể làm gì?
Biểu lộ thái độ lễ phép. Tiến sĩ tâm lý gia đình và là đồng tác giả của cuốn Twenty Teachable Virtues, ông Jerry Wyckoff cho rằng “Chúng ta không giới thiệu chung chung các kiểu lễ phép. Bạn đừng nhầm lẫn vì nền giáo dục của chúng ta đặt thái độ lễ phép đi kèm với sự sợ hãi ‘Tôi lễ phép với cha tôi bởi vì tôi biết ông ấy sẽ đánh tôi nếu tôi không ….’ Đó không phải là lễ phép - đó là sợ hãi.” Thay vì vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách lắng nghe. Bạn rất khó khăn khi kiên nhẫn nghe bé 2 tuổi nói, nhưng điều đó rất đáng giá. Ngồi xuống với bé, nhìn vào mắt bé và để bé biết rằng bạn thích nghe những điều bé nói. Đó là cách dạy bé lắng nghe bạn tốt nhất.
Dạy bé trả lời lịch sự. Dạy con bạn thể hiện sự quan tâm và lễ phép với người khác qua cách cư xử tốt. Ngay khi bé biết giao tiếp bằng lời, bé có thể học nói “Xin vui lòng” và “Cảm ơn”. Bạn hãy giải thích với bé rằng bạn sẽ muốn giúp bé hơn nếu bé lịch sự với bạn, và bạn không muốn giúp bé khi bé sai bảo bạn. Mặt khác, bạn lịch sự với bé sẽ tốt hơn là la mắng bé. Bạn hãy nói “xin vui lòng” và “cảm ơn” thường xuyên với con bạn (và với những người khác), và bé sẽ hiểu rằng đó là những câu nói thông thường trong giao tiếp ở gia đình và nơi công cộng.
Tránh phản ứng mạnh. Nếu con bạn đấm bạn hặc gọi bạn bằng một cái tên mà bạn không muốn thì đừng khó chịu (xét cho cùng, bạn biết là bạn không phải như cái tên mà bé gọi). Bé muốn khiêu khích bạn nên bé sẽ kéo dài bất cứ hành động nào khiến bạn khó chịu. Thay vì vậy, bạn hãy đối diện với bé và nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết “Chúng ta không đấm nhau và không nói những điều đó trong gia đình.” Sau đó hãy chỉ cho bé cách cư xử lễ phép “Khi con muốn mẹ chơi với con, con phải hỏi mẹ tế nhị. Con nói rằng ‘Mẹ ơi, con muốn bây giờ mẹ đọc cho con nghe câu chuyện này.”
Chờ đợi những ý kiến bất đồng. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như con cái của chúng ta luôn luôn vui vẻ tuân theo các yêu cầu của chúng ta, nhưng điều đó không phải là bản chất của con người. Bạn hãy cố gắng nhớ rằng khi con bạn không làm theo yêu cầu của bạn, thì không phải là bé đang cố gắng tỏ ra thiếu tôn trọng bạn - mà chỉ là bé có quan điểm khác với bạn. Bạn hãy dạy bé rằng mọi việc sẽ ổn thoả hơn nếu bé không nói thiếu tôn trọng (“Mẹ chẳng bào giờ đưa con đi công viên cả, mẹ là người mẹ tồi!”) và thay vào đó là bé học cách yêu cầu (“Chúng ta có thể đi đến công viên sau khi đi mua thực phẩm được không?”) Khi các kỹ năng nói của con bạn hoàn thiện, bé sẽ có khả năng tự đặt ra những yêu cầu lịch sự đó; còn giờ đây, bạn hãy dạy bé bằng cách đưa ra các ví dụ.
Đặt ra những giới hạn. Theo chuyên gia giáo dục và là đồng tác giả của cuốn Positive Discipline for Preschoolers, ông Jane Nelson cho rằng “ Cách tốt nhất để dạy bé lễ phép là kỷ luật của bạn vừa mềm dẻo vừa nhất quán. Mềm mỏng để dạy con bạn lễ phép và kiên quyết để dạy con bạn cần làm những gì.” Do đó, nếu bé lăn ra ăn vạ trong siêu thị và các mẹo của bạn không có hiệu quả thì bạn cần phải làm gì? Chuyên gia Nelson khuyên rằng “Mềm mỏng nhưng kiên quyết mang bé ra xe, sau đó bạn ngồi và đọc tạp chí cho đến khi nào bé thôi không khóc nữa”. Sau đó, bạn có thể bình tĩnh nói với bé rằng: “Bây giờ con sẵn sàng để vào đó tiếp nhé”, sau đó quay lại siêu thị. Cuối cùng thì bé hiểu rằng bé giận dữ cũng không làm cho việc mua bán thực phẩm phải dừng lại.
Nói về cách cư xử thiếu tôn trọng. Đôi khi cách để kiểm soát thái độ thiếu tôn trọng tốt nhất là thảo luận với con bạn, sau khi cả bạn và bé đã bình tĩnh. Bạn có thể phê chuẩn cảm xúc của bé và nói với con bạn rằng “Con yêu, mẹ có thể nói là con đã rất buồn. Điều gì khiến con như vậy? Con phải giải quyết vấn đề đó như thế nào? Có cách nào lễ phép hơn để nói với mẹ là con đang cảm thấy như thế nào không?”. Theo chuyên gia Nelson, “Nếu con bạn biết rằng bạn thật sự muốn tìm hiểu suy nghĩ của bé, thì bé thường thảo luận với bạn. Và các bé có thể tâm sự với bạn khi bé 4 tuổi.”
Khen ngợi thái độ lễ phép. Tăng cường các hành động lịch sự tự phát càng nhiều càng tốt. Nhưng khi khen ngợi bé bạn phải khen ngợi chi tiết. Chúng ta thường khen bé là một ‘cậu bé giỏi’, một ‘cô bé ngoan’, ‘một việc tốt’. Thay vì vậy, bạn hãy nói rằng “Mẹ cảm ơn con vì con đã nói ‘xin vui lòng’ khi con muốn có một buổi chiêu đãi” hoặc “Mẹ cảm ơn con vì con đã gõ cửa trước khi vào phòng.” Hãy thẳng thắn, và con bạn sẽ sớm hiểu rằng các cố gắng của bé đáng giá và bạn đánh giá cao các cố gắng ấy.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ